Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Các chương trình đào tạo của VinaLAB trong tháng 05/2022

27/03/2022

Kính gửi:         - Ban Giám Đốc
                         - Phụ Trách Đào Tạo
                         - Phụ Trách Phòng Thí Nghiệm

Với đầy đủ kinh nghiệm, năng lực và sự góp mặt của rất nhiều chuyên gia đầu ngành, Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam - VinLAB đã tổ chức rất thành công các khóa đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cũng như các khóa đào tạo kỹ thuật phân tích. Để đáp ứng nhu cầu của các đơn vị đang quan tâm, VinaLAB dự kiến tổ chức các khóa đào tạo trong tháng 05 năm 2022 như sau:

1. KHÓA I: SỬ DỤNG, KIỂM TRA, HIỆU CHUẨN NỘI BỘ CÁC THIẾT BỊ ĐO LƯỜNG PTN

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 04/05/2022 đến ngày 06/05/2022

b. Nội dung đào tạo

- Phương tiện đo lường khối lượng (Lý thuyết) - Theo Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 16:2021, ĐLVN 15:2009.

  • Giới thiệu về đo lường khối lượng.
  • Cấp chính xác của cân và quả cân.   
  • Lắp đặt, kiểm tra độ chính xác, sử dụng và hiệu chuẩn cân phân tích, cân kỹ thuật

- Phương tiện đo lường thể tích (Lý thuyết)

  • Giới thiệu về đo lường thể tích.          
  • Các loại phương tiện đo thể tích và cấp chính xác.
  • Sử dụng và hiệu chuẩn các dụng cụ đo thể tích trong phòng thí nghiệm theo ĐLVN 68:2001 và TCVN 1044: 2011, TCVN 10505:2015.

- Phương tiện đo lường nhiệt (Lý thuyết)

  • Giới thiệu về đo lường nhiệt độ.
  • Các dụng cụ đo nhiệt: nhiệt kế thủy tinh thủy ngân, nhiệt kế lưỡng kim, nhiệt kế áp suất, nhiệt kế điện trở, cặp nhiệt điện và các thiết bị nhiệt: tủ sấy, tủ ấm, lò nung.
  • Sử dụng và hiệu chuẩn các thiết bị nhiệt, dụng cụ đo nhiệt độ trong PTN theo ĐLVN 137:2004 và ĐLVN 138:2004.

- Ước lượng độ không đảm bảo đo các phép hiệu chuẩn trên.

- Thực hành: xem các video demo hiệu chuẩn cân, tủ nhiệt, thể tích, máy đo pH.

2. KHÓA II: “TIÊU CHUẨN ISO/IEC 17025:2017 – YÊU CẦU CHUNG VỀ NĂNG LỰC PHÒNG THỬ NGHIỆM VÀ HIỆU CHUẨN; ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ”

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 cung cấp những yêu cầu thiết yếu mà phòng thử nghiệm phải đạt để minh chứng rằng phòng thử nghiệm đang vận hành một hệ thống chất lượng, có kỹ thuật thành thạo và có năng lực tạo ra các kết quả thử nghiệm giá trị. Cung cấp cho học viên nhận thức và hiểu biết vững vàng về Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và đào tạo đánh giá viên nội bộ phục vụ việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm là hai mục tiêu hướng đến của khóa đào tạo này.

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 09/05/2022 đến ngày 11/05/2022)

b. Nội dung đào tạo

- Nhận thức chung về ISO/IEC 17025:2017

- Hướng dẫn áp dụng trong hoạt động phòng thử nghiệm

- Đánh giá nội bộ

- Phương thức tiến hành Đánh giá nội bộ theo chuẩn mực ISO/IEC 17025:2017

  • Các khái niệm cần thiết.
  • Giai đoạn chuẩn bị.
  • Tiến hành một cuộc Đánh giá nội bộ.
  • Giai đoạn sau đánh giá.

- Các kỹ năng cần thiết của Đánh giá viên ­

  • Các kiến thức, kỹ năng đánh giá viên: truyền thông, phỏng vấn, quan sát, làm chủ thời gian
  • Thực hành theo nhóm.

- Kiểm tra cuối khóa

3. KHÓA III:  7 CÔNG CỤ THỐNG KÊ – PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 12/05/2022 đến ngày 13/05/2022

b. Nội dung đào tạo

- Tổng quan khóa học: Xác định được các quy luật từ phân tích dữ liệu thống kê; Đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

- Mục tiêu khóa học: Áp dụng hiệu quả các công cụ thống kê để kiểm soát các quá trình/ sản phẩm của đơn vị nhằm:

  • Nhận biết được năng lực quá trình của đơn vị đang thực hiện
  • So sánh với các yêu cầu chất lượng của Công ty và khách hàng, nhà cung cấp

- Hướng dẫn thực hành Các công cụ kiểm soát chất lượng:

  • Phiếu kiểm tra
  • Các loại đồ thị
  • Biểu đồ Pareto Quy luật 80/20
  • Sơ đồ nhân quả
  • Biểu đồ phân bố
  • Biểu đồ phân tán
  • Biểu đồ kiểm soát X-R
  • Phương pháp xây dựng biểu đồ
  • Phương pháp phân tích lỗi bằng FISHBONE (Biểu đồ xương cá)
  • Phương pháp đặt 5 câu hỏi tại sao?
  • Một số phương pháp truy tìm nguyên nhân
  • Áp dụng được các công cụ Brainstorming/Case study
  • Giải quyết tình huống thực tế, bài tập nhóm
  • Thực tập, phân tích và vẽ biểu đồ bằng Excel, Minitab

- Phương pháp Phân tích biểu đồ kiểm soát/ đánh giá năng lực năng lực quá trình và cải tiến chất lượng

  • Phân bố thông thường
  • Mục đích ý nghĩa định luật phân bố chuẩn
  • Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn Trị số Z, Cp, Cpk, Tính chỉ số năng lực quá trình (Cp, CpK) và xác định giới hạn kiểm soát năng lực quá trình
  • Mục đích ý nghĩa biểu đồ Histogram và Scatter
  • Cách xây dựng biểu đồ Histogram và Scatter
  • Cách xây dựng phân tích biểu đồ: Xbar R, p, nP, c và u chart
  • Chia sẻ kinh nghiệm của chuyên gia về QA/QC
  • Thực tập, phân tích và vẽ biểu đồ bằng Excel, Minitab
  • Tổng kết khóa học và giải đáp thắc mắc
  • Làm bài tập kiểm tra kết thúc khóa học và cấp chứng chỉ.

4. KHÓA IV: “AN TOÀN SINH HỌC CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM, PHÒNG XÉT NGHIỆM VI SINH VẬT”

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 16/05/2022 đến ngày 17/05/2022

b. Nội dung đào tạo

- Giới thiệu một số thuật ngữ chuyên ngành dùng trong an toàn sinh học

- Trình bày các nguyên tắc chung của PTN, PXN an toàn sinh học

  • Phân loại vi sinh vật gây bệnh theo nhóm nguy cơ
  • Đánh giá nguy cơ vi sinh vật
  • Cấp độ an toàn sinh học của PTN, PXN

- Cấp độ an toàn sinh học của PTN, PXN

  • Cơ sở vật chất
  • Trang thiết bị
  • Nhân sự
  • Quy định về thực hành
  • Phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học

- Trình bày các yêu cầu về thực hành trong PTN, PXN

  • Tiêu chuẩn thực hành đối với PTN, PXN an toàn sinh học cấp I, II
  • Xử lý chất thải
  • Vận chuyển vật liệu nhiễm trùng
  • An toàn sinh học lửa, điện, bức xạ và trang thiết bị
  • Xử lý sự cố an toàn sinh học

- Giới thiệu một số văn bản hiện hành có liên quan đến an toàn sinh học của Việt Nam

- Hỏi - đáp và làm bài kiểm tra cuối khóa.

5. KHÓA V:  KIỂM TRA/ HIỆU CHUẨN CÂN CẤP CHÍNH XÁC I, II, III, IIII

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 18/05/2022 đến ngày 20/05/2022

b. Nội dung đào tạo

- Phương tiện đo lường khối lượng (Lý thuyết) (Theo Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam (ĐLVN) ban hành năm 2009 và 2021.

  • Giới thiệu về đo lường khối lượng.
  • Các đặc trưng kỹ thuật và đo lường của cân
  • Cấp chính xác của cân và quả cân.
  • Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cân.       
  • Lắp đặt, kiểm tra độ chính xác, sử dụng và hiệu chuẩn cân các loại.
  • Kiến tập hiệu chuẩn cân theo ĐLVN, xem các video về hiệu chuẩn cân.

- Ước lượng độ không đảm bảo đo của phép cân.

  • Giới thiệu về cách trình bày và diễn đạt độ không đảm bảo đo (ĐKĐBĐ) theo ISO/IEC GUIDE 98, GUM 1995 (chuyển dịch thành TCVN 9595:2013)
  • Hướng dẫn thu thập số liệu và đánh giá:
  • Độ KĐBĐ chuẩn kiểu A
  • Độ KĐBĐ chuẩn kiểu B
  • Độ KĐBĐ chuẩn tổng hợp
  • Độ KĐBĐ chuẩn mở rộng và biểu diễn kết quả

6. KHÓA VI: KỸ THUẬT LẤY MẪU TRONG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ, NƯỚC VÀ ĐẤT

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 24/05/2022 đến ngày 26/05/2022

b. Nội dung đào tạo

- Lấy mẫu không khí

  • Xác định các thông số quan trắc từ nguồn gốc phát sinh
  • Quan trắc môi trường không khí xung quanh và khí thải công nghiệp: xây dựng chương trình quan trắc, kế hoạch thực hiện.
  • Giới thiệu các tiêu chuẩn quy định chất lượng môi trường khí hiện hành.
  • Hướng dẫn đo đạc/lấy mẫu không khí xung quanh.
  • Hướng dẫn đo đạc/lấy mẫu khí thải tại nguồn.
  • Kỹ thuật bảo quản và lưu giữ mẫu đưa về PTN phân tích.

- Lấy mẫu nước

  • Xác định các thông số quan trắc từ nguồn gốc phát sinh.
  • Thiết kế chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu nước.
  • Kỹ thuật bảo quản và lưu giữ mẫu nước.
  • Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và lưu giữ mẫu nước.
  • Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
  • Hướng dẫn lấy mẫu nước mặt lục địa, nước ngầm

- Lấy mẫu đất

  • Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu đất
  • Kỹ thuật lấy mẫu đất
  • Bảo quản mẫu đất cho phân tích các thông số tương ứng

- Tổng kết - Hỏi đáp

- Kiểm tra cuối khóa

7. KHÓA VII: KIỂM TRA – HIỆU CHUẨN MÁY ĐO PH, DO, TDS, TSS, EC, ĐỘ ĐỤC

a. Thời gian đào tạo

Từ ngày 30/05/2022 đến ngày 01/06/2022)

b. Nội dung đào tạo

- Máy đo pH

  • Lý thuyết: nguyên lý cấu tạo máy.
  • Bảo trì máy đo và điện cực.
  • Quy trình hiệu chuẩn theo ĐLVN 31:2017

- Máy đo nồng độ oxy hòa tan

  • Lý thuyết: nguyên lý cấu tạo máy.
  • Kiểm tra, bảo trì máy đo và thay màn điện cực.
  • Quy trình hiệu chuẩn theo ĐLVN 276:2014

- Máy đo độ dẫn điện

  • Lý thuyết: nguyên lý cấu tạo máy.
  • Kiểm tra và bảo trì máy đo.
  • Quy trình hiệu chuẩn theo ĐLVN 274:2014

-  Máy đo độ đục

  • Lý thuyết: nguyên lý cấu tạo máy.
  • Kiểm tra và bảo trì máy đo.
  • Quy trình hiệu chuẩn theo ĐLVN 275:2014

- Máy đo TSS, TDS

  • Lý thuyết: nguyên lý cấu tạo máy.
  • Kiểm tra và bảo trì máy đo.

- Thực hành:  kiểm tra và hiệu chuẩn theo các ĐLVN, xem demo các video liên quan.

CHÚ Ý: HÌNH THỨC VÀ CHI PHÍ ĐÀO TẠO

- Giảng viên của Vinalab: Đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo.

- Hình thức đào tạo: Trực tuyến

- Học viên cần trang bị máy tính cá nhân/thiết bị di động có kết nối Internet để sẵn sàng kết nối các ứng dụng truyền tải trực tuyến.

- Học viên cung cấp số điện thoại (Zalo) trong form đăng ký gửi về Vinalab.

- Thời lượng học trực tuyến bao gồm thời gian Giảng viên giảng qua Zoom và thời gian học viên làm bài tập về nhà. Bài thi học viên nộp online.

- Chi phí đào tạo: 

  • Khóa II, III, IV:  1.200.000đ/ học viên (Một triệu hai trăm nghìn đồng/ học viên/ 1 khóa đào tạo).
  • Khóa I, V, VI, VII:  1.500.000đ/ học viên (Một triệu năm trăm nghìn đồng/ học viên/ 1 khóa đào tạo).

- Bao gồm:

  • Phí đào tạo lý thuyết và thực hành (demo)
  • Tài liệu học và tham khảo.

- Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu đào tạo xin vui lòng gửi đơn đăng ký theo mẫu về Vinalab trước ngày diễn ra khóa học là 07 ngày.

- Để biết thêm chi tiết vui lòng liên hệ:

  • Ms.Thanh Bình - 096.228.1988
  • Ms.Lê Phương - 0961.372.766
  • Ms. Phương Ly - 0988.802.021

Rất mong Quý cơ quan, doanh nghiệp cử cán bộ tham dự!

Trân trọng kính báo!

Tin bài khác